Loading...
Đường dây nóng:
Email:

           Đổi mới trong hoạt động Sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và hội giảng, theo định hướng phát triển năng lực học sinh được chuyên môn trường Tiểu học và THCS Chiềng Mung chú trọng quan tâm trong quá trình dạy học và đặc biệt là trong dịp Hội giảng chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hoạt động này được tiến hành vào thời gian từ giữa tháng 10 và kết thúc giữa tháng 11/2023 nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi giữa thầy với thầy, trò với trò. Thông qua thao giảng, dự giờ giáo viên có thể học tập, trao đổi kinh nghiệm, củng cố kiến thức, nội dung bài giảng để chủ động, tích cực đổi mới nội dung, kết hợp và sử dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện dạy học; vận dụng phương pháp dạy học tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo.

           Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là định hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm. Mặt khác, đánh giá tiết dạy còn được coi là nội dung quan trọng trong quá trình dự giờ. Nếu đánh giá đúng, đầy đủ các nội dung trong tiết dạy sẽ giúp giáo viên nhận thấy ưu điểm, hạn chế của mình trong quá trình giảng dạy; nâng cao kĩ năng chuyên môn, nghề nghiệp, năng lực sư phạm. Từ đó, lựa chọn được những giáo viên tiêu biểu trong giảng dạy để kịp thời bồi dưỡng tham  dự các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh do ngành tổ chức, khen thưởng kịp thời và  làm cơ sở cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, giáo viên.

(Một số hình ảnh tổ chức hướng dẫn học sinh trong hoạt động dạy học)

             Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

           Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

            Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, ngay từ đầu năm, từng Tổ chuyên môn đã tham mưu cho Chuyên môn nhà trường chủ động xây dựng Kế hoạch Giáo dục, đề cao công tác thao giảng, dự giờ và thực hiện tốt hoạt động này và thông qua các buổi thao giảng, giáo viên còn học hỏi lẫn nhau về phương pháp, cách trình bày tiết giảng và đồng thời đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân trong  quá trình giảng bài tại lớp.

(Hoạt động dự giờ thăm lớp của Tổ chuyên môn)

         Ðổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển giáo dục và đào tạo, trên cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn. Ðổi mới phương pháp dạy học (gồm phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập) là kế thừa có chọn lọc các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại, trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến như Internet, phần mềm, công cụ hỗ trợ, phòng học bộ môn và quan trọng hơn hết đó là những góp ý chân thành, tâm huyết của quý thầy cô trong Tổ đánh giá. Qua những nhận xét, góp ý, giáo viên có thể nhận thức rõ hơn điểm mạnh, yếu của cá nhân từ đó có sự điều chỉnh để dần hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy. Cũng chính vì sự chuẩn bị này, trong những năm qua Trường đã có nhiều giáo viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Bên cạnh công tác thao giảng, trường còn chú trọng đến công tác dự giờ và xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của tập thể giáo  viên.

Qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên làm sâu sắc, phong phú thêm nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học tập, giúp đỡ lẫn nhau trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp. kết quả, có như thế mới góp phần nâng cao được chất lượng giảng dạy tại trường. 

 (Hình ảnh học sinh trong các tiết thao giảng)

             Tóm lại, thao giảng dự giờ là hoạt động cần thiết, là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Thao giảng, dự giờ còn được xem là hoạt động tạo nên sự đoàn kết thống nhất giữa các đồng nghiệp với nhau. Do vậy, Ban Giám hiệu, cần cải tiến công tác này để các giáo viên đều cảm thấy phấn khởi và nhiệt tình tham gia thực hiện và nhìn nhận chính xác tầm quan trọng của nó từ đó thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả hơn hoạt động này trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý lớp học. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần định hướng để cải tiến phương pháp dạy học và phát huy hiệu quả kinh nghiệm của từng cá nhân.

            Đổi mới phương pháp dạy học là chìa khóa thành công trong mỗi tiết học. Chính vì vậy, đội ngũ thầy cô giáo trường Tiểu học - THCS Chiềng Mung, luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong cách dạy để đưa phong trào học tập của nhà trường ngày một đi lên, giúp học sinh vững bước tương lai, hòa nhập với nền giáo dục hội nhập thời đại.

   (Tin và ảnh: Chuyên môn Trường TH- THCS Chiềng Mung)

 

      

Nội dung khác
TIN MỚI